banner top trang chu moi
Tin trong nước
Nông dân 2 xã An Nhơn và Triệu Hải của huyện Đạ Tẻh (Lâm Đồng) đang tiếp cận nghề nuôi cá chẽm với những thành công bước đầu. Đây là giống cá nuôi sống được trong cả 3 môi trường nước mặn, nước lợ và nước ngọt, mang lại những lợi nhuận ổn định cho kinh tế hộ gia đình.
Quy trình sản xuất giống cá bông lau nhân tạo vừa được Thạc sỹ Huỳnh Hữu Ngãi, Trung tâm Quốc gia Giống Thủy sản nước ngọt Nam bộ (Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II) nghiên cứu thành công và triển khai nhân rộng tại các tỉnh ĐBSCL.
Ngành thủy sản kết thúc năm 2013 với một sự thắng lợi khi “tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng và vị trí các đối tượng chủ lực”. Tuy nhiên, điều đáng nói là sự “thắng - thua” này còn nhờ may rủi.
Ngay khi ao nuôi có hiện tượng tôm chết do bệnh đốm trắng (WSSV), số tôm còn lại trông vẫn khỏe mạnh và ăn tốt, nhưng chỉ 2-3 ngày sau, tôm trong ao gần như chết sạch. Tại các ao lân cận, tôm cũng nhanh chóng nhiễm bệnh và chết với số lượng lớn ở tất cả các kích cỡ. Việc bùng phát dịch bệnh, gây thiệt hại lớn trong thời gian quá ngắn như vậy khiến người nuôi tôm hết sức ngỡ ngàng và bị động. Điều này đòi hỏi người nuôi phải có kỹ thuật kiểm soát tốt bệnh đốm trắng, nhất là tại những quốc gia có nghề nuôi tôm phát triển.
Những mô hình nuôi kết hợp cá và tôm nước lợ có tên là "mô hình nuôi nước xanh" đã được thực hành trong 15 năm qua tại Philippin - nơi mà đa số người nuôi tôm áp dụng mô hình nuôi quảng canh, đa đối tượng (như: nuôi kết hợp tôm với cá măng, cua với cá rô phi). Mô hình nước xanh đã được xây dựng dựa trên kinh nghiệm của người nuôi với mục đích giảm thiểu tỉ lệ hao hụt của tôm. Trong mô hình này, tôm có thể tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nước của ao nuôi cá. Đặc điểm quan trọng của mô hình nằm ở chỗ chất thải của cá là nguồn dinh dưỡng cần thiết, thúc đẩy sự phát triển thực vật phù du. Các loài tảo lục như Nannochloropsis sp. và Chlorella sp. thường chiếm ưu thế, nên mô hình được gọi là nước xanh (greenwater systems).
Sử dụng thức ăn công nghiệp nuôi cá nước lạnh đạt hiệu quả, người nuôi cần tìm hiểu kỹ đặc điểm dinh dưỡng và nhu cầu thức ăn của cá, đồng thời phải chọn tốt loại thức ăn và có cách cho ăn hợp lý.
Tôm nuôi ở độ mặn cao dễ bị dịch bệnh, nhất là các bệnh virus đốm trắng, đầu vàng, vi khuẩn phát sáng và EMS. Vì vậy, người dân đang có xu hướng nuôi tôm ở độ mặn thấp (<10‰). Với loại hình nuôi này, cần lưu ý một số vấn đề.
Hòa chung trong không khí hân hoan của mọi người mọi nhà đang nô nức chuẩn bị chào đón năm mới 2014, tối qua, đại gia đình Thanh Chân đã có một bữa tiệc tất niên tạm biệt năm 2013, chào đón năm mới 2014 thật ấn tượng tại Vườn Phúc Thanh, Khu Đô thị Trung Hòa Nhân Chính, Hà Nội.
Nuôi cá chạch bùn (chạch đồng) đang là một hướng mới nhiều triển vọng. Hiện nay, nhiều bà con có nhu cầu nuôi đối tượng này, vì thế cần tìm hiểu kỹ nguồn thức ăn của chúng, nhằm có hướng nuôi hiệu quả.
Đa số hộ nuôi thủy đặc sản đều gặp khó khăn trong việc tạo nguồn thức ăn tươi sống. Việc chọn và ương nuôi một số đối tượng làm thức ăn tươi sống đang được quan tâm nhiều.

 << < 18 19 [20] 21 22 > >>    Trang 20 / 114