banner top trang chu moi
Tin trong nước
Đẩy lùi dịch bệnh hoại tử gan tụy

Cập nhật: 08/12/2014

 

 

 

Sau hơn 2 năm nghiên cứu, mới đây (01/05/2013), GS pghtner (Đại học Arizona, Mỹ) đã xác định được tác nhân chính gây bệnh chết sớm (hoại tử gan tụy) là vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus. Tin vui này mở ra nhiều hy vọng cho người nuôi tôm. Qua bài viết này, Công ty Bayer chia sẻ kinh nghiệm phòng bệnh hoại tử gan tụy trong hơn 2 năm qua.

 

Dấu hiệu bệnh

 

- Thường xảy ra trong tháng nuôi đầu, tôm còn nhỏ nên khó phát hiện.

- Tôm bệnh bơi lờ đờ, tấp mé bờ, nhiều trường hợp tôm rớt đáy rất nhanh.

- Gan tụy sưng, nhũn, nhạt màu, hoặc gan teo (gan chai), sậm màu. Gan tụy không còn các giọt dầu và bị phá hủy do nhiễm khuẩn.

- Vỏ mềm, ruột ít hoặc không có thức ăn, nếu tôm thẻ thường kèm đục cơ.

 

 

 

 

 

 

 

 

Nguyên nhân gây bệnh

 

Tác nhân chính:

 

- GS. Donald Lightner (Arizona, Mỹ): Vibrio parahaemolyticus (phage) 
- GS. Chalor Limsuwan (Kasesart, Thái Lan): Vibrio (Vibrio parahaemolyticus,  V. harveyi, V. Vulnificus, V. mimicus)

 

(Bệnh không phải do virus, kí sinh trùng, độc tố…)

 

- Bệnh xảy ra nặng hơn nếu môi trường ao nuôi xấu bao gồm nền đáy ao cũ ở vùng có phèn, ôxy hòa tan thấp, sử dụng thuốc trừ sâu diệt giáp xác (dư lượng độc tố cypermethrine và deltamethrine ảnh hưởng xấu đến chức năng gan tụy), ao không gây được tảo hay màu nước không ổn định, thời tiết biến động mạnh, ao phát sáng hay áp lực dịch bệnh cao (các ao xung quanh xuất hiện tôm chết).

 

- Trường hợp tôm chết rất sớm (6-10 ngày thả nuôi) thường xảy ra khi gan tụy tôm giống đã nhiễmVibrio parahaemolyticus trước đó (trong trại giống). Như vậy, ngoài các chỉ tiêu thông thường, cần phải kiểm tra mức độ nhiễm khuẩn gan tụy của con giống.

 

Biện pháp phòng bệnh

 

 

Chọn giống tốt


Tối thiểu post 10 nếu tôm thẻ và post 12 nếu tôm sú, gan tụy lấp đầy vỏ đầu ngực, quan sát kính hiển vi thấy nhiều giọt dầu. Tuyệt đối không chọn tôm phát sáng. Nên mua giống từ nhiều trại và các mẻ khác nhau để giảm rủi ro.

 

 

 

 

 

 

Ương tôm trước khi thả nuôi (nếu có điều kiện)

 

Trong thời gian ương, người nuôi cần tạo môi trường thật tốt (thật nhiều ôxy, khoáng, pH ≥ 7,8, độ kiềm ≥ 100 ppm) và bổ sung dinh dưỡng dồi dào (vitamin, khoáng, acid hữu cơ). Tôm qua giai đoạn ương 1-3 tuần sẽ được tăng cường sức khỏe, có khả năng thích ứng tốt hơn khi thả vào ao lớn.


Chuẩn bị ao kỹ


Dọn sạch bùn đen, phơi khô nền đáy (vùng không nhiễm phèn). Tuyệt đối không sử dụng thuốc trừ sâu để diệt cua còng. Gây màu nước ổn định và sát trùng nước để diệt mầm bệnh (vi khuẩn, virus) trước khi thả giống 1-2 ngày. Đối với ao đất cũ hoặc ao đất vùng phèn (ở đồng bằng sông Cửu Long) cần loại bỏ khí độc H2S 1-2 ngày trước khi thả giống.


Thả mật độ vừa sức


Tôm thẻ thả dưới 150 con/m2 ở miền Trung (ở đồng bằng sông Cửu Long nên thả 40-80 con/m2 tùy theo kinh nghiệm và số lượng quạt nước) và tôm sú thả dưới 30 con/m2. Đối với tôm thẻ, cần chủ động thu tỉa khi ao tôm đạt ngưỡng (1,3-1,5 kg/m2).


Kiểm soát chặt chẽ thức ăn

 

    - Kiểm tra trọng lượng tôm vào ngày nuôi thứ 20 để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp.

     

    - Lượng thức ăn tại ngày nuôi 30 không quá 12 kg/100.000 tôm và tổng lượng thức ăn trong 30 ngày đầu tối đa 250 kg/100.000 tôm. Không tăng quá 0,5 kg thức ăn/100.000 tôm/ngày trong suốt vụ nuôi.

     

    - Chủ động giảm thức ăn khi thời tiết thay đổi (oi bức, mây mù, mưa gió, bão) và môi trường ao biến động (xử lý hóa chất, rớt tảo, tôm nổi đầu, lột xác đồng loạt).

     

Giữ môi trường ổn định

     

    - Giữ pH sáng tối thiểu 7,8 ở đồng bằng sông Cửu Long và không thấp hơn 8,0 ở miền Trung (pH thấp có thể tôm lớn nhanh nhưng việc ép lột xác nhiều khiến tôm dễ nhiễm khuẩn). Độ kiềm lúc thả tôm cần đạt 100 ppm và tăng dần đến 150 ppm ở cuối vụ.

     

    - Duy trì hàm lượng ôxy trên 3 ppm tại vùng rìa khu vực chất thải và trên 4 ppm trong tầng nước. Lắp đặt đủ số lượng quạt nước theo công thức 1 mã lực (HP) cung cấp ôxy tối đa cho 400 kg tôm, nếu chạy điện thì 1 KW cung cấp ôxy cho 500 kg tôm.

    - Hạn chế hiện tượng nước ao phát sáng trong tháng nuôi đầu. Nếu xảy ra thì thay nước giảm độ mặn và sát trùng, sau 24 tiếng cấy vi sinh trở lại.

    - Khi phát hiện tảo đậm (độ trong dưới 30 cm hoặc/và dao động pH trong ngày trên 0,5 hoặc dao động chiều nay so hơn chiều hôm qua trên 0,2), người nuôi không nên sử dụng hóa chất cắt tảo mà cần cắt giảm thức ăn kết hợp với tăng lượng vi sinh cho đến khi màu tảo trở lại bình thường.

    - Loại bỏ tảo độc (nước ao màu xanh lam hoặc đỏ đậm) bằng cắt giảm mạnh thức ăn kết hợp với vi sinh.  

     

Chủ động phòng bệnh

 

 

     

    - Sử dụng bộ ba (10 g BayMet® + 10 g Osamet® Shrimp (chứa 40% Romet-30) + 10 g Op-Mos® / kg thức ăn) càng sớm càng tốt, ngay khi chuyển sang thức ăn số 1 (ngày thứ 6 hay thứ 7), mỗi đợt trộn thuốc 7 ngày và nghỉ 7 ngày và kết thúc ở ngày thứ 42-45. Lượng thuốc trộn tùy thuộc khả năng bắt mồi và áp lực dịch bệnh.

     

    - Xen kẽ giữa các đợt trộn thuốc, người nuôi cần tăng cường sức đề kháng (5 g Growmix® Shrimp), hạ pH đường ruột (5 g Megabic®) và kích thích tôm bắt mồi (5 g Coforta® A).

     

    - Lấn át số lượng vi khuẩn gây hại Vibrio và phân hủy chất thải bằng cách cấy vi sinh PondPlus®1kg/10.000 m2 định kỳ 7 ngày. Phòng khí độc H2S tích tụ ở bùn đen đáy ao bằng vi sinh PondDtox®1kg/10.000 m2 ở ngày nuôi 30, 60 và sau đó định kỳ 10 ngày/lần.

     

    - Nếu áp lực bệnh gia tăng (ao xung quanh bệnh) hoặc khi điều trị bệnh gan tụy, nước ao cần được sát trùng bằng Virkon® A 1-2 kg/1.000 m3, sau 24 tiếng cấy vi sinh PondPlus® trở lại.

     

    - Trong 20 ngày đầu tiên, tôm sẽ lột xác nhiều lần do tôm nhỏ có chu kỳ lột xác ngắn (1,5-5 ngày/lần), người nuôi cần pên tục cung cấp khoáng Stomi® 0,5 kg/1000 m3 cứ 2 ngày/lần sẽ giúp tôm cứng vỏ nhanh sau lột xác. 

     

Lưu ý khi sử dụng bộ ba phòng trị bệnh

 

Tránh dùng dưới liều: Khi áp lực bệnh cao và tôm bắt mồi kém, cần tăng pều 10-20 g/kg thức ăn để thuốc vào được tôm.

     

     

     

    Dùng đủ ngày khuyến cáo: 5-7 ngày khi phòng và 10-15 ngày khi trị.

     

     

    Không dùng hàng nguyên liệu, kháng sinh của người và sản phẩm khác: Việc dùng các hàng này sẽ không đảm bảo hiệu quả (do chất lượng kém), tác dụng phụ cao (tồn lưu gây chậm lớn, còi cọc, ảnh hưởng gan tụy) và hoạt chất không độc đáo.

     

    Kết hợp cải thiện môi trường và tăng cường sức khỏe tôm: Đây là 2 điều kiện cực kỳ quan trọng trong phòng trị bệnh hoại tử gan tụy. Nếu chỉ trộn thuốc vào thức ăn mà không chú trọng giữ môi trường tốt và tăng cường sức khỏe tôm nuôi trong 45 ngày đầu thì không thể đẩy lùi được dịch bệnh nguy hiểm này.

Lưu ý: Mỗi vùng có đặc điểm khác nhau về điều kiện ao nuôi, áp lực dịch bệnh và thời tiết thay đổi nên người nuôi cần tham khảo ý kiến của nhân viên các Trung tâm phân phối Bayer ở địa phương để có được quy trình phòng bệnh hoại tử gan tụy và pều lượng thuốc dùng phù hợp nhất cho từng ao nuôi.

 

Bệnh phân trắng - mối nguy đi ngay sau bệnh hoại tử gan tụy

 

 

Hiện nay, ở rất nhiều vùng, người nuôi vừa bớt lo vì tôm vượt qua tháng nuôi đầu thì lại đau đầu với bệnh phân trắng. Điểm chung giữa hoại tử gan tụy và phân trắng là cùng tác nhân gây bệnh do vi khuẩn Vibrio. Đây là nhóm vi khuẩn phổ biến, luôn có mặt trong nước ao. Tôm giống có sức khỏe kém (gan tụy bị nhiễm Vibrio parahaemolyticus) khi thả vào ao gặp môi trường nước xấu (có nhiều Vibrio, khí độc,…) thì bệnh hoại tử gan tụy sẽ bùng phát. Nếu may mắn vượt qua bệnh này, nhưng lại gặp thời tiết nắng nóng mùa hè, tôm ăn mạnh, môi trường ao ô nhiễm nhanh, vi khuẩn Vibrio phát triển mạnh sẽ gây bệnh phân trắng. Bệnh phân trắng tuy không gây chết tôm hàng loạt nhưng tôm sẽ bỏ ăn, ốp thân, hệ số thức ăn cao và tốn nhiều chi phí.

 

Do đó, vào mùa hè nắng nóng, người nuôi cần nâng mực nước lên 1,4-1,6 m, cho ăn có kiểm soát với mức tăng tối đa 0,5 kg thức ăn/100.000 tôm/ngày, trộn axit hữu cơ liên tục, tăng cường quạt nước và sử dụng vi sinh để hạn chế mật độ vi khuẩn gây bệnh Vibrio và phân hủy chất thải trong môi trường nước. Nếu xảy ra bệnh phân trắng thì trộn thêm Shrimp 10-15 g/kg thức ăn và sát trùng nước ao bằng Virkon A 1-2 kg/1.000 m3.


Theo nhiều chuyên gia, nếu như trước đây, nghề nuôi tôm từng bị tàn phá bởi các bệnh do virus (điển hình nhất là virus gây bệnh đốm trắng và Taura) thì bây giờ bệnh hoại tử gan tụy (mà trước đây chỉ là phát sáng, mòn râu cụt đuôi và phân trắng), các bệnh do vi khuẩn cũng đã, đang và sẽ là mối nguy lớn cho người nuôi tôm. Trong tương lai, điều kiện thời tiết ngày càng bất thường (mà ao tôm lại nằm ở ngoài trời) và chất lượng con giống kém (thiếu nguồn tôm bố mẹ chất lượng cao và gan tụy tôm giống đã nhiễm khuẩn trước khi xuống ao) là 2 điều kiện quan trọng tiếp tay cho bệnh vi khuẩn trở thành “ông kẹ” mới của nghề nuôi tôm. 

 

Nguồn tin: Bayer Vietnam